Bloomberg: Nhiều không gian tăng trưởng cho kinh doanh du lịch Việt Nam trong kinh tế mạng

 

Đầu tư tăng, sự xuất hiện của ứng dụng đặt xe và sự nở rộ của nhiều thị trường mới đã khiến nền kinh tế internet Đông Nam Á đang và sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ.
Thị trường đặt vé du lịch trực tuyến vẫn chưa được nhiều doanh nghiệp Việt thâm nhập

Nền kinh tế mạng của Đông Nam Á đang trên đà phát triển, tăng 27% lên 72 tỷ USD trong năm nay. Theo Bloomberg, nền kinh tế này sẽ vượt mốc 240 tỷ USD vào năm 2025.

Đông Nam Á hiện có gần 350 triệu người dùng internet. Trong đó điện thoại đã và đang được sử dụng để mua vé máy vay, hàng hóa, đặt xe và thức ăn trên khắp các quốc gia như Indonesia, Malaysia, the Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

Một nghiên cứu mới đây đã đo lường tổng giá trị hàng hóa trong bốn lĩnh vực chính của nền kinh tế internet, bao gồm thương mại điện tử, ứng dụng đặt xe, mạng xã hội và các dịch vụ du lịch.

Đầu tư khủng

Nguồn đầu tư dồn vào kinh tế trực tuyến ngày càng tăng. Các công ty công nghệ Đông Nam Á thu hút được nguồn vốn kỷ lục từ các nhà đầu tư mạo hiểm, các công ty cổ phần vốn tư nhân và hãng đầu tư. Số vốn thu hút được chỉ trong nửa đầu năm 2018 là 9,1 tỷ USD, gần bằng tổng số 9,4 tỷ USD trong cả năm 2017.

Sự nổi dậy của thị trường ứng dụng đặt xe, dịch vụ du lịch và mua sắm trực tuyến có thể là những lĩnh vực kinh doanh khuyến khích giúp nhà đầu tư tập trung vào nền kinh tế mạng.

Các mảng dịch vụ “ăn nên làm ra”

Theo Bloomberg, thị trường ứng dụng đặt xe sẽ kết năm 2018 với tổng giá trị 7,7 tỷ USD và dự kiến đạt 28 tỷ USD trong năm 2025. Triển vọng lớn được nhiều người đặt vào hai ứng dụng Go-Jek và Grab. Cả hai hãng này đều đang cạnh tranh để trở thành những “siêu ứng dụng” của Đông Nam Á.

Năm 2018 là năm của những sự thay đổi đối với Grab. Sau khi mua lại hoạt động kinh doanh của Uber tại Đông Nam Á, Grab tiếp tục phải cạnh tranh cùng công ty đối thủ Go-Jek, vốn đang dần vươn ra nhiều nước trong khu vực.

Dịch vụ đặt xe hiện rất thông dụng tại Singapore. Đây là thị trường lớn thứ hai của loại dịch vụ này tại Đông Nam Á, với giá trị ước tính lên đến 1,8 tỷ USD năm 2018.

Cùng với sự xuất hiện của các dịch vụ đặt xe, các dịch vụ du lịch trực tuyến vẫn đang là thị trường rộng lớn và vững chắc nhất trong số bốn mảng của nền kinh tế mạng. Các dịch vụ đặt chỗ đóng góp 30 tỉ USD trong năm nay.

Ngoài ra, dịch vụ mua hàng trực tuyến được dự đoán sẽ trở thành lĩnh vực tăng trưởng nhanh nhất trong nền kinh tế internet. Năm 2018, dịch vụ này có thể đạt 23 tỷ USD, trong khi tăng trưởng dự đoán bảy năm tới sẽ đạt tới 100 tỉ USD.

Những gương mặt mới nổi

Nếu xét theo quốc gia, Indonesia và Việt Nam có thể coi là hai nước có nhiều đột phá.

Nền kinh tế mạng của Indonesia đang đứng đầu trong khu vực, cả về độ lớn và tốc độ tăng trưởng. Nền kinh thế này có thể đạt 27 tỷ USD trong năm 2018, và tăng trưởng lên 100 tỷ USD trong năm 2025.

Trong khi đó, thương mại điện tử của Việt Nam đang bùng nổ với giá trị sẽ tăng gấp đôi so với đầu năm nay. Quảng cáo và game trực tuyến cũng tăng trưởng gần 50%.

Thị trường du lịch của nền kinh tế mạng Việt Nam được đánh giá còn “nhiều không gian cho tăng trưởng”, theo đánh giá của Bloomberg. Thị trường này còn nhiều tiềm năng đến thế là vì thị trường đặt vé du lịch trực tuyến vẫn chưa được nhiều doanh nghiệp thâm nhập bằng phần còn lại của Đông Nam Á.

Trong bản báo cáo năm nay, Google và Temasek quan tâm đến cả những lĩnh vực mới như đặt phòng trực tuyến, đăng ký tải nhạc và phim có trả phí, vùng dịch vụ đặt thức ăn qua mạng

THÁI BẢO
https://doanhnhansaigon.vn/

Không có nhận xét nào:
Viết Nhận xét